Bối cảnh Thảm_sát_Houla

Chính phủ Syria có một lịch sử thực hiện các cuộc thảm sát, chẳng hạn như cuộc vây hãm của Aleppo (1980), vụ thảm sát nhà tù Tadmor, vụ thảm sát Hama, và cuộc tàn sát một số xảy ra trong cuộc nổi dậy của Syria đang diễn ra.Houla là một trung tâm biểu tình thường xuyên, ngay cả trước khi những quân nhân đào ngũ thành lập Quân đội Syria Tự do. Quân đội Syria đã đột kích và giết chết người biểu tình ở Houla trước đó[13][14].

Theo phóng viên Al Jazeera của Hadi al-Abdallah, Quân đội Syria đã giành quyền kiểm soát thị trấn Houla, và nó đã trở thành một trung tâm cho các chiến binh phe đối lập. Quân đội Syria đã không thể xâm nhập vào thị trấn, buộc họ phải nã pháo từ xa.

Thảm kịch ở Houla xảy ra sau khi căng thẳng đã lên cao giữa người Hồi giáo dòng Sunni chiếm đa số, với người Alawite thiểu số của ông Assad, đặc biệt tại các khu vực vùng sâu vùng xa thuộc tỉnh Homs. Bấy lâu nay, người Hồi giáo Sunni ở Syria nổi tiếng là ôn hòa nhất thế giới Hồi giáo và "miễn dịch" trước chủ nghĩa bè phái. Nhưng người Sunni ở làng Houla trong những ngày vừa qua đã trở thành mục tiêu tấn công, khiến những người theo dòng Hồi giáo này bắt đầu cảm thấy mình đang là nạn nhân của một âm mưu diệt chủng. Nếu tình trạng "căng như dây đàn" này còn tiếp diễn, thì chắc chắn chuỗi các cuộc trả đũa sẽ nối tiếp nhau, khiến máu của những người vô tội sẽ đổ nhiều hơn, và mọi thứ, từ trường học, bệnh viện, đến nhà thờ, cầu cống, v.v rồi sẽ bị phá tan tành.[15]

Nga và Trung Quốc là những người đang lo ngại Syria rơi vào nội chiến sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới những lợi ích chiến lược của họ trong khu vực. Tuy nhiên, trên thực tế, thái độ của Nga và Trung Quốc có vẻ như đang có chiều hướng thay đổi khi cả hai đã đặt bút ký vào 3 nghị quyết của Hội đồng Bảo an về Syria, trong đó có Tuyên bố hôm 27/5, lên án vụ thảm sát Houla. Riêng Nga đã từng nói thẳng ra rằng ông Assad hoặc phải thay đổi cách hành xử hoặc Syria sẽ không còn nhận được sự ủng hộ của Moskva nữa.[15]

Trong khi đó Ủy ban điều tra của chính phủ Syria ngày 31-5 lại đổ vụ thảm sát ở Houla khiến hơn 100 người chết là do các nhóm vũ trang nổi loạn gây ra chứ không phải lực lượng chính phủ. Ngay sau đó, bà Susan Rice, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, bác bỏ kết luận điều tra của chính phủ Syria và gọi đó là "một sự dối trá hiển nhiên khác" do "không có chứng cứ xác thực".[16]

Quân đội Syria lại vừa thực hiện một cuộc tấn công mới vào Houla, nơi xảy ra vụ thảm sát khiến dân làng phải di tản. Đài Quan sát Nhân quyền Syria cho biết quân đội đã bắn trọng pháo vào khu vực này và tiếp đó người ta nghe thấy tiếng súng máy. Phe nổi dậy kêu gọi quan sát viên Liên Hợp Quốc tới khu vực để bảo vệ thường dân. Vụ tấn công mới nhất diễn ra khi các quan sát viên Liên Hợp Quốc tìm thấy thi thể của 13 người bị bắn khi tay họ bị trói quặt sau lưng tại Assukar ở miền Đông Syria.[17]

Phe nổi dậy Syria cho Tổng thống Bashar al-Assad thời hạn 48 tiếng đồng hồ để thực thi kế hoạch hòa bình Liên Hợp Quốc của ông Kofi Annan nếu không ông Assad sẽ phải "gánh chịu hậu quả". Phát ngôn viên Hội đồng Quốc gia Syria của phe nổi dậy cho biết phương cách duy nhất cứu vãn kế hoạch hòa bình Liên Hợp Quốc là ông Assad phải từ chức.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thảm_sát_Houla http://www.radioaustralia.net.au/vietnamese/ng%C3%... http://www.aljazeera.com/news/middleeast/2011/09/2... http://www.aljazeera.com/news/middleeast/2012/05/2... http://www.aljazeera.com/news/middleeast/2012/05/2... http://www.euronews.com/2012/05/27/international-c... http://www.huffingtonpost.com/2011/09/19/syria-sec... http://www.reuters.com/article/2012/05/27/us-syria... http://www.voatiengviet.com/content/syria-massacre... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.sana.sy/eng/337/2012/05/26/421559.htm